본문 바로가기 주메뉴 바로가기 카피라이트 바로가기

SHIHWA MEDICAL CENTER

전체보기

Cấp giấy chứng nhận

다음 메뉴
    Theo điều 17 luật y tế về cấp mới giấy chẩn đoán và giấy chứng nhận, khác với hồ sơ bệnh án, không thể ủy quyền cho người khác nhận thay khi bệnh nhân vẫn còn ý thức.
    ※ Trong trường hợp đăng ký cấp lại giấy tờ, người thân hoặc người đại điện có thể nhận thay khi mang theo các giấy tờ cần thiết.

    Thủ tục cấp giấy tờ

    • Bước 01

      Đăng ký giấy tờ

      Bệnh nhân ngoại trú
      : quầy đăng ký giấy tờ lầu 1Bệnh nhân nội trú
      : quầy y tá ở các phòng bệnh

    • Bước 02

      Đợi bác sĩ viết giấy hoặc đến trực tiếp phòng khám

    • Bước 03

      Thanh toán và nhận giấy tại quầy đăng ký giấy tờ ở lầu 1

    ※ Đối với bệnh nhân nội trú: cần phải đăng ký tại quầy y tá 2~3 ngày trước khi xuất viện.

    Lưu ý

    • Bệnh nhân phải trực tiếp mang theo thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu khi xin cấp giấy tờ.
    • Trong trường hợp người nhà đến thay thì cần mang theo những giấy tờ cần thiết. *Tham khảo bảng dưới.
      ※ Trường hợp xin cấp lại, người thân và người đại diện có thể nhận thay khi mang theo các giấy tờ cần thiết.
    • Trong trường hợp cần cấp lại giấy thì có thể rút giấy tại quầy đăng ký giấy tờ, không cần đăng ký điều trị.
    • Theo thông tư luật y tế điều 15, thời gian bảo quản hồ sơ là 3 năm.
    • Trong trường hợp cần thiết có thể cần phải gặp bác sĩ để tư vấn.
    • Để bảo vệ thông tin cá nhân, bệnh viện chúng tôi không gửi giấy tờ qua bưu điện hoặc fax.

    Download

    Chi phí cấp giấy

    Phí cấp giấy tờ sẽ được thanh toán riêng với phí khám bệnh. [Thông báo của Bộ Y tế và Phúc lợi số 2019-323 (Luật Y tế, Điều 45-3)]

    Giấy chẩn đoán (có ghi tên bệnh) 1 bản 20,000 won
    Đăng ký thêm 1,000won/bản
    Chứng nhận xuất·nhập viện (không có ghi tên bệnh) 1 bản 3,000 won
    Đăng ký thêm 1,000 won/bản
    Giấy chứng tử 1 bản 10,000 won
    Đăng ký thêm 1,000 won/bản

    Giấy tờ chuẩn bị

    Theo thông tư luật y tế điều 13-3 (Quy định về cấp giấy tờ)

    Trường hợp có thể nhận được sự đồng ý của bệnh nhân
    Người đăng ký Bệnh nhân Hồ sơ cần chuẩn bị
    Bản thân bệnh nhân Chính bệnh nhân ① Thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu* Với những bệnh nhân chưa đủ 17 tuổi, chưa có thẻ đăng ký người nước ngoài, phải mang theo thẻ học sinh hoặc hộ chiếu
    Họ hàng (vợ / chồng của bệnh nhân, con cháu trực hệ của bệnh nhân hoặc con cháu trực hệ vợ / chồng) Bệnh nhân dưới 14 tuổi ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng như giấy chứng nhận quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú
    Bệnh nhân trên 14 tuổi ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng như giấy chứng nhận quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Giấy đồng ý viết tay của bệnh nhân ④ Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của bệnh nhân * Trừ những bệnh nhân dưới 17 tuổi chưa được cấp thẻ đăng ký người nước ngoài.
    Người đại diện (Anh chị, nhân viên công ty bảo hiểm, ...) Bệnh nhân dưới 14 tuổi ① Bản sao hộ chiếu và thẻ đăng ký người nước ngoài của người đăng ký ② Giấy đồng ý có chữ ký tay của người đại diện theo pháp luật ③ Giấy ủy quyền có chữ ký tay của người đại diện theo pháp luật ④ Giấy tờ xác nhận mối quan hệ gia đình giữa bệnh nhân và người đại diện theo pháp luật ⑤ Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
    Bệnh nhân trên 14 tuổi ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của người đăng ký ② Giấy đồng ý có chữ ký tay của bệnh nhân ③ Giấy ủy quyền có chữ ký tay của bệnh nhân ④ Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của bệnh nhân * Trừ những bệnh nhân dưới 17 tuổi chưa được cấp thẻ đăng ký người nước ngoài.
    Trường hợp không thể nhận được sự đồng ý của bệnh nhân
    Người đăng ký Bệnh nhân Hồ sơ cần chuẩn bị
    Họ hàng (vợ / chồng của bệnh nhân, con cháu trực hệ của bệnh nhân hoặc con cháu trực hệ vợ / chồng) Trường hợp bệnh nhân tử vong ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng, như giấy chứng nhận quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Các giấy tờ xác nhận về sự kiện chết (như giấy chứng tử) * Không cần nộp giấy chứng tử nếu tình trạng của bệnh nhân có ghi trong giấy chứng nhận quan hệ gia đình
    Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh hoặc không thể tự ký tên do bệnh tật, thương tích nặng ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài, hộ chiếu của người đăng ký ② Giấy tờ có thể xác nhận mối quan hệ họ hàng như giấy chứng nhận quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Giấy chứng nhận y tế xác nhận rằng bệnh nhân không thể ký bằng tay do bất tỉnh, bị bệnh nghiêm trọng hoặc bị thương
    Trường hợp bệnh nhân mất tích ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng, như giấy chứng nhận quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Các giấy tờ có thể xác nhận người mất tích, chẳng hạn như bản sao có chứng thực thẻ đăng ký cư trú và bản sao quyết định của tòa án về việc mất tích
    Trường hợp bệnh nhân mất năng lực hành vi dân sự ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng, như giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Các tài liệu có thể xác nhận người mất tích, chẳng hạn như bản sao công chứng thẻ đăng ký cư trú và bản sao quyết định của tòa án về việc báo mất tích
    Người đại diện cho bệnh nhân không có người thân Trường hợp bệnh nhân tử vong ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người người đăng ký ② Các giấy tờ có thể xác nhận quan hệ họ hàng, như giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình hoặc bản sao thẻ đăng ký cư trú ③ Giấy tờ chứng minh sự kiện chết (như giấy chứng tử, ...) * Giấy chứng tử được loại trừ nếu cái chết của bệnh nhân được ghi trên giấy chứng nhận quan hệ gia đình
    Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh hoặc không thể tự ký tên do bệnh tật, thương tích nặng ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình được cấp theo tên của cha mẹ ③ Giấy tờ chứng minh sự kiện chết (như giấy chứng tử, ...) ④ Giấy tờ chứng minh không có thân nhân (giấy chứng nhận cấp bệnh án và sao y bản chính) * Không cần nộp giấy chứng tử nếu tình trạng của bệnh nhân có ghi trong giấy chứng nhận quan hệ gia đình
    Trường hợp bệnh nhân mất tích ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình được cấp theo tên của cha mẹ ③ Giấy chứng nhận y tế xác nhận rằng bệnh nhân không thể ký tên do bất tỉnh hoặc bị bệnh nghiêm trọng hoặc bị thương ④ Giấy tờ chứng minh không có thân nhân (giấy chứng nhận cấp bệnh án và bản sao)
    Trường hợp bệnh nhân mất năng lực hành vi dân sự ① Bản sao thẻ đăng ký người nước ngoài và hộ chiếu của người đăng ký ② Giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình được cấp theo tên của cha mẹ ③ Các tài liệu có thể xác nhận người mất tích, chẳng hạn như bản sao công chứng thẻ đăng ký cư trú và bản sao quyết định của tòa án về việc báo mất tích ④ Giấy tờ chứng minh không có thân nhân (giấy chứng nhận cấp bệnh án và bản sao)
    Lưu ý
    • Giấy đồng ý và giấy ủy quyền phải được viết theo mẫu 2 và mẫu 3 phụ lục số 9 (theo luật quy định) .
    • Giấy đồng ý cần phải ghi rõ nội dung đồng ý, ngày tháng, phạm vi cấp phát.
    • Trong giấy đồng ý phải có chữ ký của bệnh nhân. (không chấp nhận con dấu, vân tay)
    • Giấy bảo hiểm sức khỏe không thể chứng minh quan hệ họ hàng nên không thể thay thể giấy chứng minh quan hệ gia đình.

    Hỏi đáp

    • Thời gian làm việc
      Ngày thường 08:30-17:30 / Ngày thứ bảy 08:30-12:30 Trừ ngày nghỉ
    • Điện thoại
      Tiếng Anh(Ngoài nước) 82-31-5189-0594 (Trong nước) 031-5189-0594
      Tiếng Trung (Ngoài nước) 82-31-5189-0590~1 (Trong nước) 031-5189-0590~1
      Tiếng Việt(Ngoài nước) 82-31-5189-0584 (Trong nước) 031-5189-0584
      Tiếng Nga(Ngoài nước) 82-31-5189-0583 (Trong nước) 031-5189-0583
    • Email
      shhosp7000@naver.com

    Phòng tài vụ 031-5189-0523~4